Cần lắm những lời nói yêu thương
Hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng có lần nói những điều làm cho người khác không vừa lòng. Đó là những phản xạ, là bản năng và những lúc cơn nóng giận không kiềm chế được.
Ai sinh con ra cũng muốn con mình nên người, học giỏi, thông mình và ngoan ngoãn nhưng đâu đó có những ông bố, bà mẹ, nhưng người lớn tuổi có những hành động chưa tốt để rồi ảnh hưởng đến bản thân những người xung quanh mình, đặc biệt là đối xử với những đứa con thân yêu của mình.
Có những câu chuyện lưu mãi đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị mà trong đó chất chứa những ăn năn, hối lỗi của những người đã từng hành động chưa đúng đắn để rồi thời gian sau đó là những chuỗi ngày hối hận và sữa chữa cho sai lầm của mình.
Vì sao hôm nay tôi chọn viết đề tài này? Bởi tôi đã đọc được một câu chuyện của một người cha đối với con mà không nén nỗi xúc động. Tôi thương lắm em bé trong câu chuyện này và tôi thương lắm sự ngây thơ trong trắng của em về nhũng tình cảm em giành cho người cha thân yêu của mình.
Trong câu chuyện kể rằng ông bố là một người cực kỳ nóng tính và vô tâm. Lúc nào bố cũng mắng, cũng chửi con trong mọi sinh hoạt, con mặc áo quần cho đến việc tắm rửa rồi bừa bộn trong phòng… cái gì bố cũng la, cũng hét, cũng chửi được cả.
Cha luôn chăm chăm nhìn thấy toàn là lỗi lầm của con, lúc nào cha cũng dùng những lời lẽ cộc lốc không thiện cảm dành cho con. Lúc con chào cha xin phép ra ngoài chơi, cha chỉ cau mày và lời cộc lốc : “Hừm! Liệu mà về sớm đấy”!
Buổi chiều, cha cũng tức giận con với những sơ suất của con. Khi thấy đôi vớ của con rách, cha đã làm con phải mất mặt trước bạn bè khi lôi con về nhà. Con thật sự đã làm cha rất giận dữ vì đã không tiết kiệm, không chịu gìn giữ những món đồ mà cha đã phải vất vả làm việc và dành dụm mua cho con.
Khi cha đang đọc báo, con rụt rè bước tới ngước nhìn cha với ánh mắt ngây thơ trong sáng, cha lại quát lên: “Mày muốn cái gì?”. Và trái tim cha đã xúc động biết nhường nào khi con chỉ im lặng chạy đến, vòng đôi tay bé bỏng ôm cổ cha thật chặt với tất cả yêu thương trìu mến rồi lại chạy biến thật nhanh ra ngoài.
Tờ báo rơi khỏi tay cha trong yên lặng và một nỗi nghẹn ngào xâm chiếm cõi lòng cha. Cha đã làm gì thế này? Cha đã biến mình thành một người cha suốt ngày chỉ săm soi tội lỗi của con mình- một người cha chỉ toàn tìm kiếm những cái xấu của con để chê trách- và đây lại là phần thưởng mà cha giành cho con như là một đứa trẻ ư?
Cha chỉ muốn con phải thế này thế nọ, muốn con phải cư xử như người lớn. Cha đã đo con bằng cây thước dành cho người trưởng thành, bằng cả những năm tháng tuổi đời và sự trải nghiệm già dặn của cha.
Nhìn con cuộn mình trong chăn với giấc ngủ yên trên chiếc giường bé xíu, cha chợt nhận ra rằng con chỉ là một đứa trẻ thơ ngây. Sáng sáng, con vẫn nũng nịu trong vòng tay trìu mến của mẹ. Mái tóc tơ mềm mại của con còn vướng víu trên bờ vai mẹ, cần đươc che chở trong cảm giác yêu thương. Vây mà, cha đã đòi hỏi ở con quá nhiều…
Tôi đã đọc và đã tự hỏi mình: Đã có lúc mình đối xử với con mình như vậy đó, rồi có những lúc, vì giân dỗi vô cớ mà trút hết lên người con một cách vô tư không hề do dự…
Hãy thử đặt mình vào vị trí của con bạn nhé! Con cũng cần lắm tình yêu thương, chở che và đùm bọc từ bố mẹ. Người ta ví rằng giáo dục con trẻ như “dẫn ốc sên đi dạo” để nói rằng: muốn có một đứa con ngoan mình phải kiên nhẫn và không nản lòng.
Dù biết rằng mình không phải là thánh thần nên cũng có những lúc mình nói lời không hay và nhận xét về người chưa tốt. Cả bạn và tôi, hãy biết ơn cuộc sống đã ban cho mình những đứa con ngoan, cảm ơn cuộc sống đã cho mình một món quà tuyệt vời như người xưa tùng nói: Có vàng vàng chẳng hay phô, có con, con nói trầm trồ mẹ nghe”. Con cái là của để dành của bố mẹ, là tình máu mủ ruột rà, là tình yêu và con cần lắm sự chở che từ bố mẹ.
Bạn và tôi trân quý những giây phút thiêng liêng khi mình được bạn cho thiện chức làm bố, làm mẹ. Hãy đồng hành cùng con bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài này!
Chúc các bạn hạnh phúc!